Nhân dịp năm mới Nhâm Dần 2022, Ban Chấp hành Hội Toán học Việt Nam kính chúc quý vị đồng nghiệp một năm mới luôn Mạnh khỏe, Hạnh phúc và Thành công!
Kính gửi các đồng nghiệp,
Trong bối cảnh dịch cúm hiện nay và theo khuyến cáo của Chính phủ, Ban Chấp hành Hội Toán học quyết định không tổ chức buổi "Gặp mặt đầu Xuân" dự kiến tổ chức vào sáng Chủ Nhật ngày 9/2/2020.
Rất mong các đồng nghiệp thông cảm!
Trân trọng.
TM Ban tổ chức
Vũ Hoàng Linh
Thời gian: Chiều thứ 4, hai tuần một lần (xin xem cụ thể Chương trình dưới đây), từ 14h00 đến 15h15. Sau đó là Thảo luận và Tiệc trà, từ 15h15 đến 16h30.
Địa điểm: Hội trường Tầng 3, nhà A5, Viện Toán học, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.(Địa điểm có thể thay đổi, sẽ thông báo trong mỗi buổi báo cáo)
Mục đích:
Đối tượng: Trân trọng kính mời những ai quan tâm đến toán học.
Chương trình (từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019):
8. Ngày 11/9/2019: GS Trần Văn Nhung: Câu chuyện dài 2500 năm: Từ Pythagoras, Diophantus, Fermat đến Wiles.
9. Ngày 25/9/2019: GS Nguyễn Quang Thái: Toán Ứng dụng, Vận trù học và Toán kinh tế những năm 1960-1980.
10. Ngày 9/10/2019: GS Nguyễn Văn Mậu: Olympic toán Quốc tế và Olympic toán sinh viên: những tư liệu, kỉ niệm và kinh nghiệm tổ chức.
11. Ngày 23/10/2019: GS Lê Mậu Hải: Nghiên cứu Giải tích phức ở Đại học Sư phạm Hà Nội I.
12. Ngày 6-11-2019: PGS Nguyễn Thành Lân Lịch cổ VIệt Nam
13. Ngày 28/112019: GS Lê Dũng Tráng Chuyến đi đầu tiên về Việt Nam.
14. Ngày 11/12/2019: Trung tâm Di sản Di sản các nhà khoa học: Một số tư liệu về toán lưu giữ tại Trung tâm di sản các nhà khoa học. Phần 1.
Giải thưởng Ramanujan năm 2019 được Trung tâm quốc tế Vật lý lý thuyết (ICTP) trao cho GS Phạm Hoàng Hiệp, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Giải thưởng được trao hằng năm cho một nhà toán học trẻ dưới 45 tuổi ở các nước đang phát triển.
Giải thưởng lấy tên nhà toán học thiên tài Srinivasan Ramanujan (1887-1920), một nhà toán học Ấn Độ tự học nhưng đã có những phát hiện rất quan trọng khi còn rất trẻ. Giải Ramanujan được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ và Quỹ Abel của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Na Uy với sự cộng tác của Liên đoàn Toán học quốc tế (IMU). Giải được trao lần đầu tiên năm 2005 cho Marcelo Viana, hiện nay là viện trưởng Viện Toán lý thuyết và ứng dụng quốc gia nổi tiếng của Brazil (IMPA).
Giải thưởng ghi nhận những đóng góp nổi bật của GS Phạm Hoàng Hiệp trong lĩnh vực giải tích phức, đặc biệt trong lý thuyết đa thế vị mà ở đó anh đã có một kết quả nghiên cứu quan trọng về kỳ dị của hàm đa điều hòa dưới, phương trình Monge-Ampère phức và ngưỡng chính tắc với những ứng dụng quan trọng trong hình học đại số và hình học Kähler phức. Giải thưởng cũng ghi nhận những đóng góp của GS Phạm Hoàng Hiệp trong sự phát triển toán học ở Việt Nam.
GS Phạm Hoàng Hiệp cho biết anh "rất tự hào và hạnh phúc khi nhận được giải thưởng Ramanujan 2019", đặc biệt là sau khi xem một bộ phim về Srinivasa Ramanujan. "Tôi rất ấn tượng về cuộc sống và những đóng góp to lớn của ông cho toán học. Ông đã phát minh ra nhiều công thức toán học bằng khả năng tự học của mình." Anh nói "Tôi biết rằng toán học đóng góp vào sự phát triển giáo dục và khoa học thông qua việc dạy những kiến thức cơ bản và tư duy toán học" và "Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng chuẩn bị các bài giảng tốt nhất để cho học sinh thấy các nguyên lý toán học và ứng dụng."
GS Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển, năm 2008, bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp năm 2013, anh được phong chức danh PGS năm 2011 và GS năm 2017. Anh bắt đầu công tác tại Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó chuyển về Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Anh đã công bố 37 bài báo trên các tạp chí toán học quốc tế, một quyển sách chuyên khảo và 2 quyển sách giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học. Anh là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica, một trong những tạp chí toán học hàng đầu của thế giới.
GS Phạm Hoàng Hiệp đã được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng:
Thông tin chính thức về giải thưởng Ramanujan 2019 trên trang web của Trung tâm Vật lý lý thuyết ICTP
https://www.ictp.it/about-ictp/media-centre/news/2019/10/ramanujanwinner2019.aspx