Đại hội Toán học Việt Nam lần thứ X

Thông tin chi tiết: xem tại https://viasm.edu.vn/hdkh/dhthtq2023

Thời gian: 08:00:08/08/2023 đến 17:00:12/08/2023

Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Các đơn vị đồng tổ chức:

  • Hội Toán học Việt Nam; 
  • Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán;
  • Đại học Đà Nẵng;
  • Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng;
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội;
  • Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

 Các đơn vị tài trợ chính

  • Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030;
  • Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng;
  • Sở Thông tin Truyền thông thành phố Đà Nẵng.

 Mục đích và nội dung:

Hội nghị Toán học toàn quốc là hoạt động khoa học lớn nhất của cộng đồng Toán học Việt Nam, được tổ chức 5 năm một lần. Hội nghị là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, ứng dụng và giáo dục toán học trên cả nước trình bày những thành tựu khoa học của mình trong vòng 5 năm gần đây. Đây cũng là dịp để cộng đồng Toán học Việt Nam, cả trong và ngoài nước, tham gia trao đổi và đóng góp ý kiến về những vấn đề thời sự, cấp thiết đối với sự phát triển Toán học của đất nước.
Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X, năm 2023 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, với hai nội dung chính là Hội nghị khoa học và Đại hội đại biểu Hội Toán học Việt Nam.

  •  Hội nghị khoa học bao gồm 07 báo cáo mời tại các phiên toàn thể và các báo cáo mời, các báo cáo khoa học (15 phút) tại 10 tiểu ban.  
  • Đại hội đại biểu Hội Toán học Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 10/08/2023 (thứ Năm).

 Ngôn ngữ chính thức của Hội nghị: Tiếng Việt và tiếng Anh.

Ban Tổ chức

  1. Vũ Hoàng Linh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, Trưởng ban
  2. Nguyễn Ngọc Vũ, Đại học Đà Nẵng, Đồng Trưởng ban
  3. Lê Minh Hà, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Đồng Trưởng ban
  4. Trịnh Thị Thúy Giang, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Phó trưởng ban
  5. Đoàn Trung Cường, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Phó trưởng ban
  6. Lưu Trang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Phó trưởng ban
  7. Lâm Quốc Anh, Trường Đại học Cần Thơ, Ủy viên
  8. Kiều Phương Chi, Trường Đại học Sài Gòn, Ủy viên
  9. Đinh Thanh Đức, Trường Đại học Quy Nhơn, Ủy viên
  10. Bùi Bích Hạnh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ủy viên
  11. Nguyễn Thị Lê Hương, Tạp chí Pi, Ủy viên
  12. Phạm Thế Long, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Ủy viên
  13. Phạm Hoàng Quân, Trường Đại học Sài Gòn, Ủy viên
  14. Trịnh Tuân, Trường Đại học Điện lực, Ủy viên

 Ban Chương trình

  1.  Ngô Việt Trung, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Trưởng ban
  2. Nguyễn Hữu Dư, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, Phó trưởng ban
  3. Lê Tuấn Hoa, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Phó trưởng ban
  4. Đặng Đức Trọng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Phó trưởng ban
  5. Các Đồng Trưởng Tiểu ban, Ủy viên

 Ban Tổ chức địa phương

  1.  Lưu Trang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trưởng ban
  2. Bùi Bích Hạnh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Phó trưởng ban
  3. Phạm Quý Mười, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Uỷ  viên
  4. Nguyễn Quý Tuấn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Uỷ viên

 Các tiểu ban

 1. Đại số - Lý thuyết số (Mã số: TB1) 

  • Lê Thị Thanh Nhàn, Bộ GD&ĐT, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Lê Văn Thuyết, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đồng Trưởng Tiểu ban

2. Hình học - Tôpô (Mã số: TB2)

  • Nguyễn Hữu Việt Hưng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Phùng Hồ Hải, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu  ban

3. Giải tích (Mã số: TB3)

  •  Phạm Hoàng Hiệp, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Sĩ Đức Quang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đồng Trưởng Tiểu ban

 4. Phương trình vi phân và Hệ động lực (Mã số: TB4)

  • Nguyễn Đình Công, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Phạm Hữu Anh Ngọc, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đồng Trưởng Tiểu ban

 5. Toán rời rạc và Cơ sở toán học của Tin học (Mã số: TB5)

  • Phan Thị Hà Dương, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Lê Anh Vinh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu ban

6. Tối ưu và Lý thuyết điều khiển (Mã số: TB6)

  •  Nguyễn Đông Yên, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Nguyễn Định, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đồng Trưởng Tiểu ban

 7. Xác suất - Thống kê – Khoa học Dữ liệu (Mã số: TB7)

  • Nguyễn Hữu Dư, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Ngô Hoàng Long, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Đồng Trưởng Tiểu ban

8. Giải tích số và Ứng dụng Toán học (Mã số: TB8)

  • Phạm Kỳ Anh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Đặng Đức Trọng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đồng Trưởng Tiểu ban

9. Giảng dạy và Lịch sử Toán học (Mã số: TB9)

  • Đỗ Đức Thái, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Trần Nam Dũng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đồng Trưởng Tiểu ban

10. Phương trình Đạo hàm riêng (Mã số: TB10)

  • Đinh Nho Hào, Viện Toán học - Viện HLKH&CN Việt Nam, Đồng Trưởng Tiểu ban
  • Nguyễn Thiệu Huy, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đồng Trưởng Tiểu ban


Kỷ yếu Olympic Toán học Sinh viên-Học sinh 2022


THÔNG TIN TOÁN HỌC, Tập 26 Số 2 (2022)

Vũ Hoàng Linh: Kỳ họp Đại Hội đồng Liên đoàn Toán học Quốc tế khóa 19, lễ trao giải và Đại hội Toán học Quốc tế năm 2022

Paula Oevermann và Valentin Frimmer: Toán học và tự do tinh thần: Phỏng vấn giáo sư Rainer Nagel, Nguyễn Thiệu Huy dịch

Davide Castelvecchi: Thực trạng mất cân bằng giới tính ở các giải thưởng toán học và liệu nó có thể thay đổi không? Nguyễn Thị Hà dịch

Stefan Klein: “Toán học thu hút tôi vì nó không quan tâm bạn đến từ đâu”, Phùng Hồ Hải dịch

 

Vũ Hoàng Linh: Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên – Học sinh toàn quốc năm 2022

 

Tin tức hội viên và hoạt động toán học 


Tin thế giới 


THÔNG TIN TOÁN HỌC, Tập 26 Số 1 (2022)

Michael Atiyah: Toán học Thế kỷ 20, Lê  Hồng Đăng dịch
 

Dương Tú: Những người đẹp ngủ trong rừng khoa học
 

Hàn Thế Anh: Lý  thuyết trò chơi tiến hóa: toán học trong quá trình tiến hóa và các hành vi tập thế


Carlos Kenig: Liên đoàn Toán học Quốc tế sau một thế kỷ, Đoàn Trung Cường dịch


Tin tức hội viên và hoạt động toán học


HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI TẠI TRƯỜNG  KỲ THI OLYMPIC TOÁN HỌC SINH VIÊN, HỌC SINH TOÀN QUỐC NĂM 2022

I. Ban coi thi tại các trường dự thi

Ban coi thi được thành lập tại các trường có đăng ký dự thi trong Kỳ thi toán học sinh viên, học sinh toàn quốc năm 2022 và có xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường. Ban coi thi bao gồm:

  1.  Trưởng ban: Là lãnh đạo từ cấp khoa trở lên đối với các trường đại học, cao đẳng, học viện; Với các trường THPT là tổ trưởng hoặc tổ phó trở lên. Chịu trách nhiệm điều hành công tác coi thi, nhận đề thi, quét và gửi bài thi cho Ban Tổ chức, đảm bảo an toàn cho kỳ thi.
  2. 01 phó ban hoặc thư ký: Là người giúp việc cho Trưởng ban trong công việc chung và hỗ trợ công tác coi thi và kỹ thuật (nếu cần).
  3. 02 cán bộ coi thi: Là cán bộ của đơn vị có trách nhiệm, am hiểu về công tác coi thi.
  4. 01 cán bộ kỹ thuật: Là cán bộ của đơn vị, am hiểu về kỹ thuật, chịu trách nhiệm về kết nối vào Zoom của kỳ thi, đảm bảo đường truyền internet. Giúp Ban coi thi của đơn vị việc quét và gửi bài thi của thí sinh về cho Ban Tổ chức Kỳ thi.
  5.  Việc bố trí nhân viên y tế và bảo vệ trực trong thời gian thi theo quy định chung của Bộ GD-ĐT và căn cứ tình hình thực tế của Nhà trường.

 

II.  Quy trình nhận đề, phát đề, quá trình làm bài và thu bài thi

  1. Ban Tổ chức (BTC) sẽ gửi đề thi (file định dang PDF) cho Trưởng Ban coi thi theo địa chỉ E-mail đã đăng ký trước giờ thi 120 phút. Trước giờ thi 60 phút, các trường chưa nhận được đề thi cần kiểm tra hộp spam, nếu vẫn không thấy thì liên lạc trực tiếp với BTC qua điện thoại hoặc qua Zoom..
  2. BTC kiểm tra đường truyền, hình ảnh vị trí chỗ ngồi của thí sinh, bố trí máy tính, máy in, máy quét và cán bộ trong phòng thi vào đầu mỗi buổi thi. 
  3. Trước giờ thi 15 phút, BTC sẽ gửi mã để mở đề thi. Trưởng Ban coi thi nhận mã mở đề thi và in đề thi. Đúng giờ bắt đầu thi cán bộ coi thi phát đề cho thí sinh dự thi.
  4. Thí sinh kiểm tra số trang đề thi, nội dung đề thi, nếu có sai sót trong đề thi, Trưởng Ban coi thi liên lạc trực tiếp với BTC thông qua micro tại phòng thi (hoặc bằng điện thoại – chỉ có Trưởng Ban coi thi mới được sử dụng).
  5. Trong suốt quá trình làm bài, thí sinh không được rời khỏi phòng thi (trong trường hợp cấp thiết, Trưởng Ban coi thi báo cáo trực tiếp với BTC).
  6. Hết giờ thi, cán bộ coi thi thu bài thi của từng thí sinh gửi về Trưởng Ban coi thi.
  7. Cán bộ kỹ thuật đánh số trang từng bài thi của mỗi thí sinh bằng bút dạ theo quy định: số trang/tổng số trang (1/4, 2/4,…). Sau đó tiến hành quét bài thi theo từng trang của từng bài của thí sinh. Mỗi thí sinh là một file được đặt tên theo tên thí sinh (có thể sử dụng scanner hoặc điện thoại do Trưởng Ban coi thi quản lý sử dụng phần mềm quét tài liệu, ví dụ : CamScanner,...).
    Khi cán bộ kỹ thuật quét bài thi kết thúc, cán bộ coi thi tiến hành đóng gói tất cả bài thi của thí sinh trong một túi đựng bài thi, dán niêm phong có chữ ký xác nhận của Trưởng Ban coi thi, ghi rõ tên trường, môn thi, ngày thi để gửi chuyển phát nhanh về cho BTC sau khi kết thúc kì thi. Bài thi của ngày thứ nhất được lưu trữ tại Trường (phòng làm việc của bộ phận đào tạo/khảo thí hoặc khoa).
  8. Sau khi hoàn thành quét bài xong, các trường thực hiện tải bài thi lên đúng thư mục tên đơn vị của mình (Ví dụ: 1. Đại học An Giang - được tạo bởi BTC) theo thư mời của BTC đã gửi về địa chỉ Email đăng ký nhận thông tin của từng đơn vị.
    Ngay sau khi kết thúc kì thi, bài thi giấy của 2 ngày thi được đóng gói, niêm phong gửi chuyển phát nhanh về cho BTC theo địa chỉ: 
    PGS. TSKH. Vũ Hoàng Linh
    Trưởng Ban tổ chức Kì thi Olympic Toán học SV-HS 2022
    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
    334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 
    ĐT: 0913.062.989
  9.  Toàn bộ quy trình quét, tải bản mềm bài thi và đóng gói bài thi bản giấy được thực hiện dưới sự giám sát của BTC và giám sát chéo của các đoàn qua camera. Thời gian tối đa để thực hiện việc là 45 phút (tính từ khi kết thúc giờ thi). Nếu có sự cố kỹ thuật, cần thông báo ngay cho BTC để xem xét giải quyết.
  10. Việc xử lý vi phạm trong quá trình thi thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, nếu trường nào không làm đúng quy trình hoặc không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cho việc giám sát do Ban tổ chức hướng dẫn thì bài thi sẽ không được công nhận, chấm, và xét giải. Nếu trong hoặc sau khi thi Ban tổ chức phát hiện ra vi phạm của đoàn nào thì sẽ xem xét hủy kết quả của cá nhân vi phạm hoặc thậm chí của toàn bộ đoàn đó. 

III.    Yêu cầu kỹ thuật thiết bị

1.  Yêu cầu về kỹ thuật
-    Mỗi địa điểm thi cần có 02 Camera được đặt tên theo cú pháp: Tr_X_CAM1, CAM2 (Ví dụ: Tr_ĐH An Giang_CAM1, CAM2). Tên trường cần viết rõ.
-    Để đảm bảo kết nối được vào Zoom của kỳ thi, mỗi đơn vị cung cấp 02 địa chỉ e-mail đã đăng ký tài khoản Zoom gửi BTC trước ngày 20/4/2022.

2.  Yêu cầu thiết bị:

Stt Tên thiết bị Số lượng Yêu cầu
1 Máy in 01 Cài đặt trong máy tính phục vụ kỳ thi, sử dụng được
2 Máy quét 01 Cài đặt trong máy tính phục vụ kỳ thi, sử dụng được
3 Bộ máy tính 02 Kết nối internet, cấu hình đủ chạy các chương trình phục vụ kỳ thi
(cài đặt các phần mềm máy in, máy quét, Camera tương thích. Có cài đặt Zoom)
4 Camera 02 Cài đặt với máy tính hoặc kết nối với thiết bị vào zoom của Kỳ thi.
Đảm bảo quan sát được 360 độ tại phòng thi
5 Micro 01 Đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, tương tác tốt với BTC

 

Lưu ý: Nên có máy tính kết nối mạng dự phòng cũng được cài đặt đủ các phần mềm cơ bản phục vụ kỳ thi.